Hỗn thiên nghi
Hỗn thiên nghi

Hỗn thiên nghi

Hỗn thiên nghi (渾天儀), Hỗn thiên cầu (渾天球) hoặc Hoàn hình cầu nghi (環形球儀), trong tiếng Anh gọi là armillary sphere, là một thiết bị thể hiện các đối tượng trên bầu trời (tức trên thiên cầu), lấy Trái Đất hoặc Mặt Trời làm trung tâm, bao gồm các đường (vòng) tượng trưng cho kinh độ trời (xích kinh) và vĩ độ trời (xích vĩ) cùng các đặc điểm thiên văn quan trọng khác, chẳng hạn như đường hoàng đạo. Và như vậy thì thiết bị này khác thiên cầu - tức một quả cầu phẳng được dùng để thể hiện bản đồ các chòm sao. Hỗn thiên nghi được độc lập phát minh tại Hy Lạp cổTrung Hoa cổ đại, về sau này được sử dụng ở thế giới Hồi giáo và châu Âu thời trung cổ.Nếu lấy Trái Đất làm tâm, thiết bị hỗn thiên nghi đó được gọi là [theo] hệ Địa tâm (Ptolemaic). Còn nếu lấy Mặt trời làm trung tâm, hỗn thiên nghi được gọi là [theo] hệ Nhật tâm (Copernican).[1]